Giá chưa bao gồm VAT
Dưa hấu dài | kg
50 in stock
- Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng
- Bảo quản ngăn mát tủ lạnh 3-15°C
- Thời gian : Từ 10-15 ngày
Quét QR Zalo xem chương trình giảm giá
Thông tin sản phẩm
Dưa hấu (danh pháp khoa học: Citrullus lanatus) là loại thực vật dây leo, nhỏ , thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Loại quả này có nguồn gốc từ Tây Phi nhưng hiện nay đã được di thực và trồng ở nhiều nơi để lấy quả.
Dưa hấu có thân thảo, mỏng, mọc bò nhưng cho quả lớn, trung bình một quả dưa hấu có thể nặng từ 1.5 – 4kg. Quả dưa hấu có vỏ màu xanh, ruột đỏ hoặc vàng, chứa nhiều nước và có vị ngọt mát. Hiện nay dưa hấu là một trong những loại trái cây phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
10 Công dụng của dưa hấu đối với sức khỏe và làm đẹp
1. Bổ sung dưa hết giúp giữ nước cho cơ thể
Nước là thành phần chiếm 92% dưa hấu. Vì vậy bổ sung loại quả này có tác dụng giữ nước cho cơ thể và duy trì nồng độ điện giải. Ăn dưa hấu thường xuyên có thể giảm các triệu chứng mất nước sau khi vận động mạnh và luyện tập thể thao như chuột rút, mệt mỏi, choáng đầu,…
Ngoài ra với hàm lượng nước dồi dào, dưa hấu còn tạo cảm giác no lâu và tránh tình trạng ăn quá nhiều. Điều này có thể giúp bạn giảm lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn và hạn chế tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
2. Chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể
Dưa hấu là loại trái cây chứa thành phần chống oxy hóa đa dạng. Các thành phần này có khả năng ngăn ngừa mức độ ảnh hưởng của gốc tự do, làm chậm quá trình thoái hóa và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
Một số chất chống oxy hóa có trong dưa hấu, bao gồm:
- Vitamin C: Có tác dụng tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra.
- Lycopene: Là một loại carotene có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác như cà chua, đu đủ, khoai lang,… Lycopene giúp bảo vệ tế bào võng mạc và thần kinh khỏi tác động của gốc tự do.
- Carotenoit: Là hợp chất thực vật bao gồm beta-carotene và alpha-carotene. Những thành phần này sau khi được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành vitamin A.
- Cucurbitacin E: Hợp chất này không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn có tác dụng kiểm soát phản ứng viêm trong cơ thể.
3. Bổ sung dưa hấu giúp phòng ngừa ung thư
Lycopene trong dưa hấu không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn có thể phòng ngừa bệnh ung thư – đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.
Hợp chất này làm giảm nguy cơ phát triển tế bào ung thư bằng cách giảm yếu tố tăng trưởng IGF. Trong đó IGF tăng cao là một trong những nguyên nhân kích thích tế bào phát triển bất thường và có nguy cơ chuyển biến thành tế bào ung thư.
Ngoài ra dưa hấu còn chứa Cucurbitacin E – hợp chất thực vật có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u và ngăn ngừa hiện tượng di căn của tế bào ung thư.
4. Phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch
Ngoài tác dụng phòng ngừa ung thư, dưa hấu cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Cholesterol cao là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, suy tim,… Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và hợp chất chống oxy hóa có thể làm giảm hàm lượng cholesterol tích tụ trong cơ thể và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Bên cạnh đó nhiều chuyên gia cho rằng, Lycopene trong dưa hấu có thể làm giảm độ dày và cứng ở thành động mạch. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ xơ cứng động mạch và hình thành cục máu đông.
Hơn nữa, citrulline trong dưa hấu còn có thể kích thích tăng nồng độ oxit nitric trong cơ thể. Trong đó oxit nitric là thành phần giúp giãn nở mạch máu và điều hòa huyết áp.
5. Ăn dưa hấu giúp giảm hiện tượng viêm
Dưa hấu giúp làm giảm viêm ở các cơ quan bên trong cơ thể vì loại quả này chứa nhiều vitamin C và lycopene. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 cho thấy, bổ sung dưa hấu vào chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ phát triển hiện tượng viêm và kiểm soát các triệu chứng đau nhức ở khớp.
Bên cạnh đó, lycopene và vitamin C trong dưa hấu còn làm chậm quá trình lão hóa và ức chế hiện tượng thoái hóa mô sụn ở bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.
6. Giảm đau nhức cơ bắp
Citrulline – một axit amin trong dưa hấu có khả năng giảm đau nhức cơ bắp. Axit amin này có tác dụng sản sinh oxit nitric – thành phần giúp giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến các chi.
Bổ sung citrulline thường xuyên có thể tăng sức bền và hiệu suất hoạt động của cơ bắp. Hơn nữa thành phần này còn có tác dụng giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục và lao động nặng nhọc.
Bên cạnh đó, dưa hấu còn nhiều nước và khoáng chất cần thiết giúp duy trì nồng độ điện giải trong cơ thể và giảm thiểu mức độ mệt mỏi, suy nhược sau khi hoạt động.
7. Dưa hấu tốt cho da và tóc
Hàm lượng nước dồi dào trong dưa hấu có thể duy trì độ ẩm lý tưởng cho làn da. Từ đó giúp duy trì làn da ẩm mượt, mịn màng và hạn chế nguy cơ bong tróc, thô ráp.
Hơn nữa loại quả này còn chứa vitamin A và C dồi dào. Vitamin A giúp tóc mọc nhanh, cải thiện tình trạng chẻ ngọn và gãy rụng. Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt và tái tạo các mô da mới. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, bổ sung vitamin A thường xuyên có thể giúp trẻ hóa làn da và giảm thiểu số lượng nếp nhăn trên khuôn mặt.
Trong khi đó, vitamin C kích thích cơ thể tạo ra collagen – một loại protein đặc biệt có khả năng nâng đỡ mô da, duy trì độ chắc khỏe cho mái tóc và hạn chế nguy cơ hình thành nếp nhăn.
8. Bổ sung dưa hấu thường xuyên giúp cải thiện tiêu hóa
Dưa hấu chứa hàm lượng chất xơ và nước dồi dào. Những thành phần này đều có tác động tích cực đối với hoạt động của dạ dày và đường ruột.
Lượng nước trong dưa hấu có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, từ đó giảm nguy cơ đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng và buồn nôn sau khi ăn. Bên cạnh đó, lượng nước và chất xơ từ loại quả này có thể giữ độ ẩm và tăng thể tích phân. Từ đó làm giảm nguy cơ táo bón và giúp bạn dễ dàng hơn khi đi đại tiện.
9. Hạt dưa hấu giúp ngăn ngừa thiếu máu
Trung bình, vài hạt dưa hấu có thể cung cấp đến 0.29mg sắt tương đương với 1.6% nhu cầu hằng ngày. Vì vậy bổ sung hạt dưa hấu vào chế độ ăn có thể tăng sản sinh hồng cầu và giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.
10. Tăng chất lượng và số lượng tinh trùng
Dưa hấu và hạt dưa hấu đều chứa một lượng kẽm dồi dào. Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp và tinh hoàn. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm (hàu, dưa hấu, tôm, cua,…) có thể cải thiện nồng độ hormone testosterone và tăng số lượng, chất lượng tinh trùng.
Vì vậy nam giới có thể bổ sung dưa hấu từ 2 – 3 lần/ tuần để tăng cường chức năng sinh lý và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thường gặp như xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương,…
Cách sử dụng dưa hấu tốt nhất
1. Ăn trực tiếp
Dưa hấu chín có thể dùng ăn trực tiếp như những loại trái cây thông thường. Bạn nên bổ sung dưa hấu vào những ngày nắng nóng để bù nước và hạ nhiệt cho cơ thể.
2. Chế biến thành thức uống và món ăn ngon
Ngoài ra bạn cũng có thể chế biến dưa hấu thành các món ăn và thức uống thơm ngon như:
- Nước ép dưa hấu: Ép dưa hấu lấy nước, sau đó vắt ½ quả chanh lấy nước cốt. Để nước ép lạnh rồi dùng uống giúp bù nước, cân bằng điện giải và bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Sinh tố dưa hấu: Bạn có thể cắt dưa hấu thành từng miếng vừa phải, sau đó bỏ vào tủ đông trong vòng 1 giờ đồng hồ. Dùng máy xay dưa hấu và thêm một ít sữa đặc vào. Sinh tố dưa hấu không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có hương vị thơm ngon.
- Mứt vỏ dưa hấu: Đem rửa sạch vỏ dưa hấu, sau đó gọt bỏ lớp vỏ ngoài cùng và đem phơi cho vỏ khô bớt. Cho đường vào chảo rồi đổ vỏ dưa hấu vào, sên đến khi đường thấm hoàn toàn và đem sấy khô. Mứt vỏ dưa hấu có vị ngọt thanh nhẹ và độ giòn vừa phải.
3. Dùng dưa hấu làm mặt nạ dưỡng da
Dưa hấu chứa nhiều nước và vitamin C, có tác dụng dưỡng ẩm, làm đều màu da và giúp cải thiện các vết thâm sạm, tàn nhang,… Vì vậy bạn có thể sử dụng dưa hấu để làm mặt nạ nhằm nuôi dưỡng và khắc phục các khiếm khuyết trên da mặt.
Chuẩn bị:
- ¼ miếng dưa hấu
- 2 thìa sữa chua
Thực hiện:
- Bỏ hạt dưa hấu, sau đó đem dằm nhuyễn
- Chắt bỏ bớt nước và trộn đều với sữa chua không đường
- Thoa hỗn hợp lên da và rửa lại sau 20 phút
Kiêng kỵ và Lưu ý khi ăn dưa hấu
- Ăn dưa hấu quá nhiều có thể gây kích thích đường tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn…
- Dưa hấu chứa hàm lượng kali khá cao vì vậy bổ sung loại quả này với liều lượng cao có thể làm tăng kali máu (biểu hiện: nhịp tim bất thường, hạ huyết áp,…).
- Bệnh nhân suy giảm chức năng thận không nên ăn quá nhiều dưa hấu. Bởi loại trái cây này chứa nhiều nước và có thể tăng đào thải đường qua nước tiểu.
- Citrulline trong dưa hấu có tác dụng giãn mạch và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều dưa hấu có thể làm giảm huyết áp đột ngột (choáng đầu, ngất xỉu, mệt mỏi, đuối sức,…).
- Các nghiên cứu cho thấy, hợp chất thực vật trong dưa hấu có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên trên thực tế, nghiên cứu này chỉ mới dừng ở mức sơ bộ, vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung dưa hấu vào chế độ dinh dưỡng.
Dưa hấu chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần chỉ nên bổ sung dưa hấu từ 2 – 3 lần/ tuần để tránh các rủi ro và tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, nên kết hợp với các loại thực phẩm khác nhằm đa dạng thành phần dinh dưỡng và tác động toàn diện đến sức khỏe.
Bình luận